''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Cập nhật lúc : 13:34 10/10/2019  

Kế hoạch năm 2017-2018
KẾ HOẠCH CÁ NHÂN NĂM HỌC 2016-2017

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS PHONG HIỀN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Phong Hiền, ngày 25  tháng 08  năm 2016

KẾ HOẠCH CÁ NHÂN NĂM HỌC 2016– 2017

  Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Diệp             Tổ: Toán - Tin

  Nhiệm vụ được giao:

       - Giảng dạy: Tin 7345, Tin 8345

       - Chủ nhiệm: Không

       - Công tác Đảng, Đoàn: Đảng viên

       - Công tác khác: Tổ phó tổ Toán -Tin, Phụ trách phòng máy tính, Bồi dưỡng HSG Tin 8

       Năm học 2016-2017 với nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục thực hiện hai cuộc vận động và một phong trào thi đua đó là: Cuộc vận động  "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục ở trường thung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực. Bản thân tôi đề ra kế họach cá nhân thực hiện trong năm học như sau:

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

        Được sự quan tâm tạo điều kiện rất lớn của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và các thầy cô giáo trong trường bản thân tôi đã được tham gia đầy đủ các đợt tập huấn môn Tin học do Sở, Phòng tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân là giáo viên được đào tạo trên chuẩn có kinh nghiệm trong dạy học, nhiệt tình trong công tác.

2. Khó khăn:

         Do bộ môn Tin học còn mới mẽ so với học sinh, tài liệu tham khảo quá ít nên vốn kiến thức Tin học của các em còn hạn hẹp, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học còn xem thường bộ môn nên trong các tiết học các em còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Bản thân giáo viên do nhà ở quá xa trường lại có con nhỏ nên còn khó khăn trong việc đi lại và giúp đỡ học sinh yếu.

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2016 – 2017

I. Nhiệm vụ 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Nhận thức, tư tưởng, chính trị:

         Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định đi theo Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước:

          Nghiêm chỉnh chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.

3. Việc chấp hành quy chế của Ngành, quy định của cơ quan

- Chấp hành đúng quy chế của Ngành và các quy định của cơ quan.

- Đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động.

- Đảm bảo chương trình dạy học và chất lượng giáo dục.

4. Việc thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:

Hiện thực tốt cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:

  5. Việc thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”:

Thực hiện tốt cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”:

II. Nhiệm vụ 2: Công tác chuyên môn – Nghiệp vụ

1. Thực hiện chương trình:

- Thực hiện đúng chương trình dạy học.

2. Thực hiện quy chế chuyên môn:

- Thực hiện soạn, giảng, chấm chữa kịp thời đúng quy chế chuyên môn.

3. Hồ sơ sổ sách:

- Hồ sơ sổ sách đầy đủ, cập nhật kịp thời.

- Có đầy đủ giáo án trước khi lên lớp.

4. Đổi mới phương pháp giảng dạy:

- Trong giảng dạy phối hợp nhiều phương pháp dạy học.

- Luôn đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết học, môn học.

- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực và tích hợp liên môn.

5. Đổi mới kiểm tra đánh giá:

- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên, khách quan, công bằng.

6. Ứng dụng CNTT – Sử dụng thiết bị dạy học – Dạy các tiết thực hành:

- Ứng dụng CNTT tốt vào các tiết học lý thuyết, thực hành và các tiết thao giảng có sử dụng bảng thông minh.

- 100% học sinh được sử dụng máy tính trong các tiết thực hành

7. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi – Phụ đạo học sinh yếu kém:

a- Bồi dưỡng học sinh giỏi: 

- Bồi dưỡng học sinh giỏi có chất lượng, phấn đấu năm học này có học sinh giỏi đạt giải học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh.

b- Phụ đạo học sinh yếu kém:

- Phấn đấu giảm số học sinh yếu so với đầu năm

      * Số lượng học sinh yếu:

STT

Họ và tên HS

Kiến  thức  yếu kém

Mục tiêu, thời gian cần đạt

1

Trần Dụng Nhất  7/3

Học yếu môn Tin, hoan nghịch

Cuối năm đạt trung bình

2

Trưởng Cảnh Quốc    7/3

Học yếu môn Tin, hoan nghịch, không chép bài, ở lại lớp 6

Cuối năm đạt trung bình

3

Trần Thị Mến    7/3

Học yếu môn Tin

Cuối năm đạt trung bình

4

Thân Hữu Tuấn    7/3

Học yếu môn Tin, hoan nghịch, không chép bài

Cuối năm đạt trung bình

5

Lê Thị Thúy Nga   8/3

Học yếu môn Tin

Cuối năm đạt trung bình

6

Trần Thị Thu Hiếu    8/3

Học yếu môn Tin

Cuối năm đạt trung bình

7

Dương Phước Rin   8/4

Học yếu môn Tin

Cuối năm đạt trung bình

8

Hoàng Thị Thảo Ly  8/4

Học yếu môn Tin

Cuối năm đạt trung bình

9

Nguyễn Khắc Rôn    8/4

Học yếu môn Tin

Cuối năm đạt trung bình

      - Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém: Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường không có phòng để phụ đạo học sinh yếu. Vậy quá trình phụ đạo học sinh yếu được tiến hành trong từng tiết dạy. Bản thân tăng cường kiểm tra, hướng dẫn học sinh làm bài tập bằng hình thức làm bài 5 phút sao cho tất cả các em học sinh trong lớp đều được làm bài để tái tạo nội dung mỗi khi bắt đầu bài mới đồng thời để động viên khuyến khích các em học yếu.

8. Chỉ tiêu về chất lượng bộ môn:

a- Chất lượng đầu vào:

Môn Lớp

Số HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

83

31

5

16,1

14

45,1

10

32,3

2

6,5

0

0

84

31

4

12,9

13

41,9

11

35,5

3

9,7

0

0

85

21

7

33,3

9

42,9

5

23,8

0

0

0

0

73

26

4

15,4

10

38,5

9

34,6

3

11,5

0

0

74

28

6

21,4

10

35,7

12

42,9

0

0

0

0

75

29

13

44,8

16

55,2

0

0

0

0

0

0

 

 

b- Chỉ tiêu:

Môn Lớp

Số

SH

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

83

31

7

22,5

15

48,4

9

29,1

0

0

0

0

84

31

5

16,1

15

48,4

11

35,5

0

0

0

0

85

21

8

38,1

10

47,6

3

14,3

0

0

0

0

73

26

5

19,2

12

46,2

9

34,6

0

0

0

0

74

28

8

28,6

12

42,8

8

28,6

0

0

0

0

75

29

15

51,7

14

48,3

0

0

0

0

0

0

9. Công tác thông tin hai chều:

          Cập nhật kịp thời thông tin hai chiều

10.  Biện pháp

Soạn, giảng, chấm chữa thường xuyên kịp thời đúng theo quy chế.

III. Nhiệm vụ 3: Công tác tự bồi dưỡng, phát triển năng lực sư phạm

1. Dự giờ – Thao giảng:

a- Dự giờ: 20 tiết / năm

b- Thao giảng: 4 tiết / năm

2. Thi giáo viên giỏi các cấp:

Tham gia đầy đủ các cuộc thi do trường tổ chức

3. Tham gia học tập các chuyên đề chuyên môn:

Tham gia đầy đủ các lớp học tập chuyên đề và tập huấn chuyên môn.

4. Bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin:

  Thao giảng 2 tiết/HK có sử dụng CNTT và bảng thông minh

5. Đăng ký làm đồ dùng TB dạy học; chuyên đề, ngoại khóa:

Tham gia làm đồ dùng dạy học, soạn giáo án Elearning của tổ Toán - Tin            

6. Biện pháp:

           - Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của cơ quan đề ra.

           - Tìm tòi, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tham khảo tài liệu các nội dung có liên quan tới bài dạy, tiếp thu ý kiến, góp ý và cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà nhà trường giao phó.

7. Công tác đoàn thể, công tác tổ giáo:

Hoàn thành tốt công tác do các đoàn thể, tổ chuuyên môn giao phó.

C. ĐĂNG KÝ THI ĐUA:

I.  Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

                “Nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành môn Tin học 7 ”

II. Đăng ký danh hiệu thi đua: Chiến sỹ thi đua cơ sở.

D. KIẾN NGHỊ:

Nhà trường mua thêm một số sách tham khảm về môn Tin học và sách nâng cao về Ngôn Ngữ Lập Trình Pascal để học sinh có điều kiện mượn tham khảo thêm. Mua thêm một số máy vi tính để đảm bào 1HS/1 máy.

Tổ trưởng

Trương Quốc Thuận

Người thực hiện

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Ngọc Diệp