''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Hoạt động dạy và học » Chuyên đề - SKKN

Chuyên đề - SKKN

Cập nhật lúc : 09:11 30/10/2013  

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 trường THCS Phong Hiền học tốt ngữ pháp Tiếng Anh

 

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG THCS PHONG HIỀN                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

       
   
 
     

 

                                                                        Phong Hiền, ngày 15 tháng 04  năm 2013

 

                SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC

Đề nghị công nhận danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" năm học 2012 - 2013

 

Tên đề tài: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 trường THCS Phong Hiền học tốt ngữ pháp Tiếng Anh

 

  Trường THCS Phong Hiền  gồm có 52 CBCNV. Tất cả giáo viên giảng dạy đạt chuẩn 100% và trên chuẩn 78%. Hiện nhà trường đang tạo điều kiện cho giáo viên học nâng chuẩn. Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình trong giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết tốt, có uy tín với cha mẹ học sinh và xã hội. 100% giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học; có trên 30%  giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, không có giáo viên yếu hoặc trung bình.

   Nhà trường có 12 phòng học cho 24 lớp và có 690 em học sinh trên địa bàn 3 xã Phong Hiền, Phong An, Quảng Phú của 2 huyện Phong Điền và Quảng Điền, có khuôn viên Xanh-Sạch-Đẹp, có một số phòng chức năng phục vụ cho dạy và học.

   Tuy nhiên nhà trường vẫn gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất như chưa có  phòng chức năng cho các bộ môn như  Tiếng Anh, Âm Nhạc, bàn ghế, một số phương tiện dạy học khác chưa đảm bảo….

III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm:

 Trong những năm học qua, trường THCS Phong Hiền đã gặt hái không ít thành công trong lĩnh vực học sinh giỏi. Trong đó bộ môn Tiếng Anh được xem là thế mạnh của trường. Năm học 2011- 2012 vừa qua, nhiều em học sinh đã giành nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi như giải nhất và giải nhì cuộc thi học sinh giỏi Tiếng Anh cấp Huyện, giải ba cấp Tỉnh, giải khuyến khích cấp Quốc gia......Có được những thành quả ấy là cả một quá trình rèn luyện, cố gắng, phấn đấu của cả thầy và trò. Tuy nhiên bên cạnh đó tỷ lệ  học sinh yếu, kém của nhà trường lại khá cao so với mặt bằng chung của Huyện, và một trong những nguyên nhân là kết quả môn Tiếng Anh của các em còn quá thấp, đặc biệt là học sinh lớp 6. Đây là  vấn đề  mà bản thân  tôi cũng như các giáo viên Tiếng Anh trong trường luôn trăn trở, suy nghĩ tìm hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh trên thực tế ở trường và phương tiện dạy học hiện có. Hướng giải quyết  mà  tôi cho là thiết thực nhất là rèn luyện ngữ pháp cho các em ngay từ các lớp đầu cấp. Vậy  để đạt được  mục tiêu đó cần có những giải pháp gì ? Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy của mình.

IV. Những giải pháp chính của sáng kiến sáng kiến kinh nghiệm:

Theo phân phối chương trình hiện nay, với lớp 6 mỗi tuần có 3 tiết tiếng Anh, mà hầu hết mỗi tiết học đều chứa đựng cấu trúc ngữ pháp, đó  cũng chính là các mẫu câu. Việc dạy ngữ pháp theo sách giáo khoa mới gắn liền với  4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết giúp các em phát huy được tính tích cực, chủ động, vận dụng vào thực tiễn  giao tiếp. Nhưng đa số các em đều cảm thấy  lúng túng, khó khăn, kết quả không như mong muốn.

Theo quan điểm của tôi những giải pháp chính cho thực trạng trên là: Đổi mới phương pháp dạy và học kết hợp với đổi mới kiểm tra, đánh giá.

1.Đổi mới phương pháp dạy và học ngữ pháp:

        a. Đối với giáo viên: Hiện nay có nhiều sách tham khảo cũng như giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ bỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy theo phương pháp đổi mới . Bên cạnh đó, hằng năm  Phòng Giáo Dục  cũng tổ chức các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, các đợt sinh hoạt cụm , các hội thi,  báo cáo các chuyên đề đi sâu vào những vấn đề trong chuyên môn.....nhằm giúp đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ có thể tiếp cận, sử dụng phương pháp mới hiệu quả nhất. Tuy nhiên, là người đóng vai trò hướng dẫn khi vận dụng vào điều kiện  giảng dạy thực tế của mình, giáo viên cần chú ý:

 - Chuẩn bị kỹ bài dạy, đảm bảo truyền đạt nội dung một cách đầy đủ, chính xác, ngắn gọn và súc tích.

 - Lựa chọn các hoạt động, các kỹ thuật lên lớp phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp bởi không phải đối tượng học sinh nào cũng có khả năng  tiếp thu bài học như nhau.

 - Sử dụng phương tiện dạy học một cách linh động, có hiệu quả, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.

- Tạo không khí lớp học thoải mái, sôi nổi, giúp các em thêm phần tự tin.

 - Hướng dẫn học sinh kết hợp hợp lý giữa việc học ở lớp và ở nhà sao cho quỹ thời gian được tận dụng hiệu quả.

 - Có sự kiểm tra, đánh giá kịp thời, khách quan, công bằng nhằm khuyến khích, động viên các em ngày một cố gắng hơn trong học tập.

Có thể nói, mỗi giáo viên có một cách riêng để tiến hành bài dạy của mình nhưng tôi thiết nghĩ trong một tiết dạy ngữ pháp theo phương pháp đổi mới cần tiến hành theo 3 bước: Set the scene (Giới thiệu hình thái và nghĩa của cấu trúc),Practice (Rèn luyện) và Production(Củng cố).

      * Set the scene :

 Đây là bước đầu tiên quan trọng giúp học sinh có được những nhận định ban đầu về điểm ngữ pháp mà các em sắp học. Ở phần này giáo viên thường thiết lập tình huống đưa ra mẫu câu ( Model sentences), công thức cũng như cách dùng ( Form & Use) mà bài học yêu cầu.  Giáo viên nên lựa chọn những thủ thuật sao cho  phù hợp với từng bài học khác nhau, tạo sự hưng phấn, thích thú tránh sự nhàm chán vì trùng lặp. Những câu hỏi gợi ý, dẫn dắt vào mẫu câu nên ngắn gọn, đơn giản.

        - Thị giác: Dùng đồ vật thật, hình vẽ hoặc tranh ảnh, có thể kết hợp với nét mặt, điệu bộ để minh họa nghĩa.

Thí dụ :Unit 3- ( B3,4): Giáo viên có thể dùng một số dụng cụ học tập như thước kẻ, bút chì... và  yêu cầu học sinh đếm số lượng . Sau đó giáo viên hỏi gợi ý:

              T: Nếu cô muốn hỏi về số lượng cây bút chì thì cô hỏi như thế nào?

              S: How many pencils are there:

              T: That’s good. Who can answer?

              S: There are two.

 Từ đó giáo viên giới thiệu mẫu câu: How many pencils are there?

                                                            There are two.

 Và yêu cầu học sinh đưa ra công thức chung cũng như cách dùng.

     -  So sánh đối chiếu các cấu trúc ngữ pháp :

Khi phải giới thiệu một lúc 2, 3 cấu trúc ngữ pháp, để HS thấy được sự khác biệt trong các cấu trúc này,  tôi sử dụng cách cho HS so sánh các câu và chỉ ra sự khác nhau giữa các cấu trúc. Thí dụ : Unit 14  – C1,3

     T: Now I give you some examples to show the differences between the suggestions, using "Let’s ... ".and “ How about...”  Listen : Let’s go camping / How about going camping. Tell me the differeces between these two sentences.

   S :Sentence 1 :Let’s + infinitive .

      Sentence 2 : How about + V-ing..?

  T : That's right. 

Sau đó GV  chốt ý và giúp HS nắm mục đích sử dụng và cấu trúc câu đề nghị trước khi bước vào giai đoạn rèn luyện.      

        -  Dùng tình huống :

Một số nội dung có thể sử dụng phương pháp nêu tình huống tôi dùng trang ảnh, hoặc hình vẽ để nêu tình huống. Thí dụ để dạy cấu trúc về mô tả vóc dáng bên ngoài của người ở Unit  9( A3,4) , tôi vẽ hình đơn giản như sau: 

                                                                   T : Look at him.  What does he look like ?

                             K                                        Short or tall?

                                   S : Short.

                                                                T: Yes, he is short.                            

Tiếp theo GV giới thiệu cấu trúc và mục đích sử dụng cấu trúc: S + be + adj.

       -  Dịch nghĩa :

Một số cấu trúc GV có thể dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh hay ngược lại.

Thí dụ: Unit 16- B3 để dạy cấu trúc: Don’t + V(infinitive) , giáo viên thiết lập tình huống như sau

       T: To help the environment, we can follow some rules. Is that right?

       S: Yes.

      T: How can you say : Đừng hái hoa trong công viên.

      S: Don’t pick flowers in the park.

     T: That’s right.

     * Practice: 

Các bài tập rèn luyện câu đã được biên soạn trong sách giáo khoa ở nhiều hình thức khác nhau nhằm thông qua kiến thức ngôn ngữ để rèn luyện các kĩ năng cho HS.Tuy nhiên, các bài tập đó chỉ là những công cụ mà GV giảng dạy phải biết cách hướng dẫn sử dụng chúng để hoàn thiện mục tiêu học tập bộ môn. Sau đây là một số kĩ thuật mà tôi đã sử dụng trong quá trình hướng dẫn HS rèn luyện các mẫu câu phù hợp với học sinh lớp 6.

       -  Repetition drill (Bài tập lặp lại):

GV cần phải biết cách phát huy ưu điểm của dạng bài này là HS sẽ làm quen được với hệ thống trọng âm, tiết tấu và ngữ điệu của tiếng Anh qua đó nghĩa của câu được thể hiện. Bên cạnh đó HS có thể làm quen với hệ thống âm tiếng Anh qua nghe - nói. Thí dụ: Khi luyện cấu trúc nói về các hoạt động thường ngày ở Unit 4 ( C1,2), phương pháp này có thể được áp dụng  như sau: Giáo viên đưa câu hỏi và gợi ý câu trả lời, học sinh lần lượt luyện  câu hỏi và câu trả lời theo mẫu.

       Question: What do you do every morning?

     Answer: I get up

                      get dressed

                      brush my teeth

         -  Substitution drill (Bài tập thay thế):  

Đây là phương pháp luyện tập khá phổ biến, vừa giúp học sinh nhớ lâu và kỹ càng các mẫu câu vừa  phát huy được khả năng tư duy của các em. Bài tập thay thế xuất hiện trong phần "GRAMMAR PRACTICE " của một số đơn vị bài. Trong bài tập này HS luyện tập nghe -nói theo bài mẫu trên cơ sở sử dụng cấu trúc được học. Đáng lưu ý là dạng bài tập  thường ở dạng một đoạn hội thoại phức tạp, do đó cần tiến hành từ đơn giản đến phức tạp để HS dễ luyện tập hơn và khắc sâu được kiến thức ngôn ngữ được học. Với nguyên tắc đi từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời chú trọng rèn luyện tất cả các kĩ năng, trong đó chú trọng việc sử dụng ngôn ngữ cho mục đích giao tiếp là việc làm cần thiết.

 Ngoài ra, tranh, ảnh nên được tăng cường sử dụng khi tiến hành luyện tập theo phương pháp này bởi nó sẽ tạo được sự hứng thú học tập của các em, giúp các em học tập tích cực, chủ động hơn.

Thí dụ khi luyện mẫu câu : What + do/ does + S + when it’s ......?và  S + V (s/es).....giáo viên có thể vừa áp dụng tranh và từ gợi ý như sau:

      

         1.hot                 2.cold             3. cool             4.wet           5.warm          6. windy

Học sinh lần lượt dùng từ gợi ý để đặt câu hỏi và tranh để trả lời: What does he do when it’s hot? He goes swimming.

      * Production:

Để giúp HS củng cố lại kiến thức vừa được học ngoài việc hướng dẫn các em làm bài tập, tôi nghĩ cần tạo cho các em cảm giác hưng phấn, tích cực, vận dụng kiến thức vào thực tế cách tốt nhất là GV áp dụng các thủ thuật phù hợp . Tôi quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả và hợp lí thủ thuật   Language games, tất nhiên trên cơ sở có sự chuẩn bị kế hoạch tiết dạy kĩ càng để chủ động thời gian.Thủ thuật này bao gồm các trò chơi như : Chain game, Noughts & crosses, Pelmanism, Guessing game, Rub out and remember ...

Thí dụ: Đối với Unit 8( A 1,2) , giáo viên có thể sử dụng trò chơi “ Noughts and Crosses”để củng cố lại cấu trúc hỏi và trả lời ai đó đang làm gì.

                            1. She/ read     2. They/ play soccer    3.Lan/ do homework

                            4. Lam/jog      5. Nam/ write a letter   6.You/ learn English

                            7. He/ talk       8. The man/ have         9.The students/ walk

                                                             breakfast                          to school

    Number 1: What is she doing?

                       She is reading.

    Number 2: ....................................    

Trên đây chỉ là một số ví dụ đơn giản nhưng phần nào tạo được sự húng thú học tập thực sự cho các em học sinh. Qua những trò chơi này, học sinh không những  củng cố lại kiến thức, có được sự thoải mái, thư giản, mà còn phát huy khả năng giao tiếp, nhanh nhẹn, giúp những học sinh nhút nhát tự tin, hòa đồng với lớp học.Giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với mỗi kiểu bài, mỗi cấu trúc ngữ pháp để đạt kết quả cao nhất.

              b. Đối với học sinh:

Ngoài những bài giảng, lý thuyết mà giáo viên truyền đạt ở lớp , để học tốt ngữ pháp đòi hỏi người học cần có sự kiên trì, chịu khó và thay đổi phương pháp học. Học sinh không học theo lối học vẹt, học tủ một cách thụ động như trước đây mà chú trọng vào thực hành, vận dụng vào thực tiễn, làm chủ kiến thức…Do đó học sinh nên:

 - Ở lớp tập trung, chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, nắm vững nội dung bài học.Mạnh dạn, tham gia tích cực, phát biểu xây dựng bài, không nên có tâm lý sợ sai.

  - Ở nhà học bài và làm bài đầy đủ. Tăng cường làm thêm các dạng bài tập khác nhau để củng cố và nâng cao kiến thức bởi dù việc học Tiếng Anh ngày nay đang theo xu hướng giao tiếp nhưng đa số các bài kiểm tra, các bài thi đều nghiêng về ngữ pháp.

 - Tiến hành học nhóm, học tổ giúp học hỏi lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.

 - Tham gia một số cuộc thi như cuộc thi Olympic Tiếng anh trên mạng…

         2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá:

Ngoài bài học ở lớp, thời gian luyện tập thêm ở nhà thì việc đổi mới kiểm tra, đánh giá của thầy cô giáo đóng vai trò quan trọng không kém , quyết định đến kết quả học tập của các em bởi sự kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan, kịp thời có tác dụng giáo dục và động viên học sinh.Theo tôi khi kiểm tra, đánh giá học sinh, giáo viên nên lưu ý các diểm sau:

- Nội dung kiểm tra, đánh giá  phải bám sát với mục tiêu đào tạo của từng môn học, từng kỹ năng và từng đối tượng giáo dục . Chính vì thế trong một bài kiểm tra nên có nhiều dạng bài tập khác nhau  dành cho học sinh trung bình, khá, giỏi...  

Thí dụ : Để giúp các em rèn luyện kỹ hơn về hai loại động từ quan trọng trong chương trình Tiếng Anh 6 là động từ “be” và động từ thường, giáo viên có thể cho các em làm dạng bài tập sau:

     Give the correct tenses or forms of the verbs in brackets:

        1. They ( be)………….. in the living room now.

        2. Everyday, my father ( go)……… to work by bus.

        3. Where ( he/ live)…………………………. ? He ( live)………. in the city.

        4. The children are ( play)…………. soccer.

        5. Lan and Mai ( be) ……….. in class 6/5

Hay đối với những học sinh khá, giỏi ở lớp chọn thì dạng bài tập sau có thể được áp dụng:

      Rewrite the sentences using the words given:

       1. You shouldn’t play soccer in the streets.         Don’t...............................................

       2. I go to school on foot.       I ...........................................

       3. She is taller than her sister.        Her sister....................................

       4.No one in our class is better than Nam.          Nam ..............................................

       5. Let’s go camping.        How about ..........................................?

  - Ngoài các bài kiểm tra định kỳ như kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ, giáo viên nên chủ động kết hợp một cách hợp lý các phương pháp khác như: kiểm tra 15’, kiểm tra miệng, vấn đáp, trắc nghiệm....Việc kiểm tra , đánh giá không nên quá  nặng nề về điểm số tạo áp lực học tập cho các em mà quan trọng là mang tính động viên, khuyến khích  giúp các em  biết tự đánh giá năng lực của mình từ đó có hướng phấn đấu, vươn lên trong học tập.

 - Kết quả kiểm tra đánh giá dùng để đánh giá chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập, chất lượng đào tạo và là cả một quá trình. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực hết mình, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách khoa học, chính xác đồng thời tạo môi trường học tập tích cực, chủ động Có như thế chất  lượng bộ môn ngày một nâng cao.

V. Nêu dự đoán, kết quả và ảnh hưởng có sức lan tỏa  trong phạm vi toàn huyện mà sáng kiến có thể mang lại:

 Trong năm học 2011- 2012, bản thân tôi được phân công giảng dạy Tiếng Anh khối 6 .Với sự lãnh đạo đúng đắn của Ban giám hiệu , chi bộ nhà trường cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các  đồng nghiệp đặc biệt là tổ chuyên môn , sau một thời gian áp dụng những giải pháp trên trong quá trình giảng dạy của mình , tôi đã đạt được một số kết quả đáng mừng:

- Đa số học sinh tham gia tích cực vào bài học, tiết  ngữ pháp không còn là tiết học nhàm chán, khô khan. Hầu hết các em nắm khá vững các cấu trúc ngữ pháp mà chương trình yêu cầu, các kiểu bài tập trong các kỳ kiểm tra, kỳ thi được các em giải quyết có hiệu quả.

- Học sinh đã phát huy được khả năng thực hành sáng tạo, vận dụng có hiệu quả vào các kỹ năng khác như nói và viết...

- Chất lượng bộ môn đạt kết quả khá khả quan: tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên đồng thời học sinh  yếu giảm hẳn đặc biệt là không có học sinh kém.

Đây được xem là thành quả đáng khích lệ, phần nào nâng cao chất lượng bộ môn cũng như chất lượng chung của toàn trường. Cụ thể:

 

 

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

T. Bình

Yếu

Kém

 

 

Đầu năm

6/1

32

3

8

12

7

2

6/2

32

2

6

12

10

2

6/3

32

3

7

10

11

1

6/4

32

4

7

10

8

3

6/5

32

2

6

12

10

2

6/6

33

15

12

6

0

0

 

 

Cuối năm

6/1

32

5

12

11

4

0

6/2

32

3

11

13

5

0

6/3

32

5

10

14

3

0

6/4

32

4

10

14

4

0

6/5

32

6

10

13

3

0

6/6

 

33

20

13

0

0

0

Từ thực tế trên, từ đầu năm học 2012- 2013 này tôi đã chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của mình với tổ chuyên môn và được các đồng nghiệp ủng hộ cũng như vận dụng vào quá trình thực tế giảng dạy của mình. Học kỳ I vừa qua, chất lượng bộ môn Tiếng Anh , đặc biệt là chất lượng của các bài kiểm tra liên quan đến ngữ pháp 6 của nhà trường tăng lên rõ rệt. Nhiều em đạt mức điểm cao nhất Huyện trong kỳ thi học kỳ . Vì vậy tôi nghĩ rằng nếu những giải pháp này được áp dụng một cách rộng rãi thì ngữ pháp Tiếng Anh không còn khó đối với học sinh đồng thời giúp các em học tốt các kỹ năng khác như kỹ năng liên quan khác như viết, nói....từ đó chất lượng học tập của học sinh ngày một cao hơn.

VI. Kết luận:

Từ kết quả đạt được trong năm học 2011- 2012, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm nhỏ của mình.  Tôi hy vọng có được sự  chia sẻ, bổ sung đóng góp của đồng nghiệp để  những giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi hơn, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng , đạt kết quả cao trong học tập đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho các khối học tiếp theo.

 

                                   

Các tin khác